Lạc Long Quân và Âu Cơ. Tranh vẽ theo lối fantasy art với Lạc Long Quân nửa người là thân rồng. Tay ông cầm loại giáo thường dùng của ngư dân (thuận theo thuyết ông dắt 50 con mở mang miền biển) Y phục của Âu Cơ dựa vào hình vẽ trên trống đồng và của người Tây Nguyên. Tay cầm bó lúa tượng trưng cho ngành trồng trọt, nông nghiệp (thuận theo thuyết bà dắt 50 con mở mang trên đất liền) Hình ảnh bông lúa cũng hàm ý nói đến nền văn minh lúa nước Hòa Bình.
******************
Cha Lạc Long Quân bảo vệ lãnh hải! Tranh vẽ theo lối fantasy. Cha Lạc Long Quân cầm giáo loại săn cá của ngư dân. Bán thân là rồng.
******************
Mẹ Âu Cơ bảo vệ lãnh thổ! Y
phục dựa theo y phục đồng bào miền núi và vương miện trên trống đồng. Quyền
trượng có hoa sen làm đài nâng 2 nhành lúa trĩu hạt bao quanh bản đồ Việt nam –
tượng trưng cho dân tộc Việt nam. Tranh vẽ theo lối fantasy.
******************
Vua Hùng. Biểu tượng của nền văn minh lúa nước và đồ đồng thời đại nhà nước Văn Lang. Kinh đô của nước đặt ở Phong Châu, Phú Thọ. Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương" ."Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, rồi sau Đế Minh đi tuần phương Nam, đến dãy Ngũ Lĩnh gặp Vụ Tiên nữ sinh ra Vương (Lộc Tục). Vương là bậc Thánh trí thông minh. Đế Minh yêu quí lạ, muốn cho nối ngôi. Vương cố nhường cho anh mình, không dám vâng mệnh. Đế Minh vì thế lập Đế Nghi là con trưởng nối dòng trị phương Bắc. Lại phong cho vua là Kinh Dương Vương, trị phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỉ. Vương lấy con gái Chúa Động Đình tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân." "Lạc Long Quân kết hôn với Âu Cơ , Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương”. "Đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương. Ngôi Hùng Vương là cha truyền con nối. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc tướng, lạc hầu giúp việc. Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính lớn) có lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ (bộ lạc cũ). Dưới nữa là các bố chính, đứng đầu các làng bản. Dân gọi là lạc dân. Công cụ là đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt. Có nên kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng sức cày kéo của trâu bò là phổ biến nhất. Ngoài ra còn săn bắt, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.
******************
An Dương Vương Thục Phán
chém yêu tinh gà trắng xây thành Cổ Loa với sự trợ giúp của thần Kim Qui. Gà
trắng có lúc là biểu tượng của Tàu. Tranh vẽ theo lối fantasy art. Y phục của
An Dương Vương phỏng tác theo hình ghi khắc trên trống đồng. An Dương Vương, tên thật là Thục
Phán, là vị vua lập nên
nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này. Âu Lạc
là nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang đầu
tiên của các vua Hùng. Cùng tồn tại ở vùng Bắc Bộ vào
thời kỳ Hồng Bàng, có các bộ tộc Âu Việt sống xen kẽ với người Lạc
Việt. Hai bộ lạc này từ lâu đã có quan hệ gần gũi với nhau.Vào cuối thế kỉ thứ
III TCN, vua Hùng thứ 18 không lo đến đời sống của nhân dân nữa. Trong khi đó,
quân Tần (Trung Quốc) đã nhắm đến đất nước ta từ trước, đợi thời cơ này, Tần
Thủy Hoàng cho quân xuống đánh xuống để mở rộng bờ cõi. Cuộc kháng chiến
bùng nổ. Dù thủ lĩnh Âu Việt bị giết nhưng nhân dân Âu Việt-Lạc Việt
vẫn không chịu đầu hàng. Rồi họ quyết định bầu Thục Phán lên làm
tướng. Sau khi kháng chiến thắng lợi,nhân đó, năm 207 TCN Thục Phán buộc Hùng Vương nhường ngôi.
Hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt sinh sống được hợp nhất thành nước Âu
Lạc. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đóng đô tại Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện
Đông Anh-Hà Nội)
******************
Hai anh em dũng tướng nhà Lê là Đinh Lễ – Đinh Liệt. Tranh vẽ theo lối truyện tranh tân thời với hai con hổ tượng trương cho hai mãnh hổ tướng Đinh Lễ, Đinh Liệt. Hai tướng quân có công chống quân Minh (Trung Quốc) xâm lược. Đinh Liệt cùng anh ruột là Đinh Lễ là cháu gọi Lê Thái Tổ bằng cậu. Ông khi còn trẻ thường đi theo cận vệ cho Lê Lợi. Tháng 2 năm 1427, tướng Minh là Phương Chính đánh úp Lê Triện (Tướng của Lê Lợi) ở Từ Liêm, Lê Triện bị tử trận. Tháng 3 Vương Thông đánh trại quân Lam Sơn ở Tây Phù Liệt. Tướng Lê Nguyễn (Tướng của Lê Lợi) cố thủ rồi cầu viện binh. Đinh Lễ cùng Nguyễn Xí (Tướng của Lê Lợi) được lệnh mang 500 quân thiết đột tiếp viện, đánh đuổi quân Minh đến My Động. Hậu quân Lam Sơn không theo kịp, Vương Thông thấy vậy bèn quay lại đánh, hai tướng cưỡi voi bị sa xuống đầm lầy, bị quân Minh bắt mang về thành. Đinh Lễ không chịu hàng nên bị địch giết. Nguyễn Xí nhân một đêm mưa gió dùng mưu lừa quân gác ngục trốn thoát trở về. Năm 1427, quân Lam Sơn vây Đông Quan (Hà Nội), anh ông là tướng Đinh Lễ bị tử trận. Lê Lợi bèn phong Đinh Lễ làm Nhập nội thiếu uý Á hầu.Cuối năm 1427, Liễu Thăng mang viện binh sang, Đinh Liệt được lệnh cùng Lê Sát mang quân lên Chi Lăng, góp sức diệt địch, chém được Liễu Thăng, đánh tan đạo viện binh.Đầu năm 1428 ông được xếp vào chức thủ quân thiết đột. Trong số những công thần theo Lê Lợi từ hội thề Lũng Nhai thì Đinh Liệt được xếp hàng đầu, phong làm Suy trung Tán trị hiệp mưu bảo chính công thần Vinh lộc đại phu tả kim ngô đại tướng quân, tước Thượng tri tự. Năm 1459, anh vua Nhân Tông là Lê Nghi Dân giết vua cướp ngôi. Ông cùng Nguyễn Xí, Lê Lăng cầm đầu các tướng làm binh biến lật đổ Nghi Dân đưa hoàng tử Tư Thành lên ngôi, tức là vua Lê Thánh Tông. Tháng 6 năm 1460 ông được phong chức Khai phủ nghi đồng tam ty, Bình chương quân quốc trọng sự, Nhập nội thái phó Á quận hầu. Trong năm đó ông liên tiếp được gia phong.Tháng 12 năm 1460, ông cùng Lê Lăng đi đánh tù trưởng họ Cầm làm loạn, được thăng lên chức thái sư phụ chính.Năm 1465, Nguyễn Xí mất, Đinh Liệt làm quan đầu triều, từ đó thường quyết định nhiều việc lớn của triều đình, được vua và các quan lại rất tôn trọng.
******************
Bùi Thị Xuân tại pháp
trường. Tranh ghi nhận lại phút oanh liệt của bà. Nhưng thể hiện theo lối
fantasy art và luật phối cảnh của truyện tranh hiện đại với hàm ý bà như đã
hoàn thành xong vai trò và nhẹ nhàng, thanh thản trở về trời. Với tài nghệ
(ngoài tài kiếm thuật, bà còn giỏi bắn cung, cưỡi ngựa và
luyện voi) cộng với lòng dũng cảm, Bùi Thị Xuân cùng
chồng nhanh chóng trở thành những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn trong công
cuộc dựng nghiệp của nhà Tây Sơn ngay từ buổi đầu.Theo tài liệu,
trong trận đại phá quân Mãn Thanh (Trung Quốc) vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789),
bà chỉ huy đội tượng binh của đạo Trung quân do vua Quang
Trung (Nguyễn Huệ) chỉ huy. Trong những năm tiếp theo, bà cùng chồng
cầm quân đi đánh dẹp các phe chống đối vương triều mới (nhà Tây Sơn), trong số
đó có lực lượng của hoàng thân nhà Lê là Lê Duy Chỉ cấu kết với Tù
trưởng Bảo Lạc (Hà Tuyên). Giữa lúc nhà Tây Sơn đang từng bước ổn định tình
hình trong nước, ngày 29 tháng 7 năm 1792, vua Quang
Trung đột ngột qua đời. Kể từ đấy vương triều này bắt đầu suy yếu do
vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) còn nhỏ, lại bị người cậu ruột là
Thái sư Bùi Đắc Tuyên chuyên quyền. Mùa xuân năm 1802,
vua Cảnh Thịnh sai em là Nguyễn Quang Thùy vào trấn giữ Nghệ An,
còn tự mình cầm quân đi đánh chiếm lại Phú Xuân. Trong chiến dịch
này, Bùi Thị Xuân được lệnh đem 5.000 quân đi hộ giá.Thấy
thế trận ngày càng bất lợi, Bùi Thị Xuân cưỡi voi liều chết
đánh riết vào lũy Trấn Ninh, nơi Nguyễn Phúc Ánh đang cố thủ, từ sáng đến
chiều, máu và mồ hôi ướt đẫm áo giáp. Rồi bà còn giành lấy dùi tự tay thúc
trống liên hồi. Lúc bấy giờ chúa Nguyễn cùng tướng tá đã hốt hoảng vội chia
quân vượt sông Linh Giang đánh bọc hậu hòng mở đường máu thoát thân. Nào ngờ
vua Cảnh Thịnh thấy quân Nguyễn tràn qua nhiều, tưởng nguy khốn liền cho lui
binh. Bùi Thị Xuân bèn nắm áo ngự bào của nhà vua để khuyên
cố đánh. Nhưng khi nghe tin tướng Nguyễn Văn Trương phá tan thủy binh
Tây Sơn ở cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình), cướp được hầu hết tàu thuyền và tướng
giữ cửa Nguyễn Văn Kiên cũng đã đầu hàng; thì đội quân của bà hốt
hoảng bỏ cả vũ khí, đạn dược để tháo chạy...Đây có thể nói là trận chiến đấu
oanh liệt cuối cùng của bà để hòng cứu vãn tình thế. Nhưng ngờ đâu nhà Tây sơn,
sau trận này thêm trượt dài trên đà suy vong, không sao gượng lại được nữa.Sau khi nghe Bùi Thị Xuân bị bắt, chúa Nguyễn (Vua Gia Long - Nguyễn Ánh) bèn
sai người áp giải đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc chí: "Ta và
Nguyễn Huệ ai hơn ?". Bà trả lời: "Chúa công ta, tay kiếm tay cờ
mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà người đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm (Thái Lan) đến
Tàu làm tan nát cả sơn hà, cùng đều bị chúa công ta đánh cho không còn
manh giáp. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước
vũng". Chúa Nguyễn gằn giọng: "Người có tài sao không giữ nổi
ngai vàng cho Cảnh Thịnh?" Bà đáp: "Nếu có một nữ tướng như ta
nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc
Hà....."
******************
Chinh phụ tiễn chồng tòng
chinh – Lệnh vua hành quân trống kêu dồn, Quan với quân lên đường, Đoàn ngựa xe
cuối cùng, Vừa đuổi theo lối sông. Phiá cách quan xa trường, Quan với quân lên
đường, Hàng cờ theo trống dồn Ngoài sườn non cuối thôn, Phất phơ ngập trời
bay….(Hòng Vọng Phu 1)
******************
Chinh Phụ bế con trông
chồng với bối cảnh thác Bản Giốc Cao Bằng, đây cũng là nơi có đá Vọng Phu – Có
ai xuôi vạn lý nhắn đôi câu giúp nàng, Lấy cây hương thật quý, thắp lên thương
tiếc chàng. (Hòng Vọng Phu 2).
******************
Đặng Dung dưới trăng mài gươm
là một hình ảnh bi hùng trong lịch sử và thi ca (qua bài thơ Thuật Hoài nổi
tiếng của ông) Tranh vẽ theo lối phối cảnh truyện tranh hiện đại. Hình ảnh thân
thể Đặng Dung lực lưỡng tráng kiện không chỉ miêu tả ông thực vốn là người giỏi
võ nghệ mà còn ý kêu gọi người Việt nam phải văn võ song toàn. Dưới triều nhà Hồ, ông giúp cha là Đặng Tất cai
quản đất Thuận Hóa.Sau khi quân Minh (Trung Quốc) tiến chiếm
nước Việt (khi ấy có quốc hiệu là Đại Ngu), nhà Hồ sụp đổ, Đặng Dung cùng
cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (tức Giản Định Đế). Năm 1409,
sau trận đại chiến ở Bô Cô (xã Hiếu Cổ, huyện Ý Yên, thuộc tỉnh Nam
Định ngày nay); “vì nghe lời gièm pha của bọn hoạn quan là Nguyễn Quỹ, nói
rằng Đặng Tất chuyên quyền, vua Giản Định Đế đem lòng ngờ vực đã giết Đặng Tất
và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung tức giận bỏ Trần Ngỗi, cùng
Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) rước Trần Quý Khoáng từ Thanh
Hóa về đất Chi La (nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), tôn lên ngôi
vua (tức Trùng Quang Đế), và ông được giữ chức Đồng bình chương sự.Về sau,
do nhu cầu cần phải hợp nhất hai lực lượng, các tướng của Trần Quý Khoáng do
Nguyễn Súy cầm đầu đã tổ chức đánh úp vào Ngự Thiên, đem Trần Ngỗi về Chi La
tôn làm Thượng hoàng.Dù phải chiến đấu dưới quyền người đã giết cha mình, nhưng
vì sự nghiệp chung ông đã “vượt lên trên tất cả, trước sau vẫn giữ vững phẩm
cách đường đường của một vị tướng”. Từ đó ông trải qua rất nhiều trận giao chiến, nổi bật hơn cả là trận đánh vào tháng 9 năm Quý Tị (1413) ở khu vực Thái Gia (Quảng Trị) .
******************
Đặng Tất – Tướng tài đời hậu Trần (cha của Đặng Dung) Ông đã lãnh đạo quân đội nhà hậu Trần đánh tan quân Minh tại trận Cô Bô – 1 chiến tích oanh liệt của ông. Tranh vẽ lại cảnh Đặng Tất tại Cô Bô. Y giáp dựa vào y giáp nhà Trần. Tháng 11 năm 1407, tôn thất nhà Trần là Trần Ngỗi xưng đế ở Mô Độ (Ninh Bình), tức là Giản Định Đế, lập ra nhà Hậu Trần, khởi binh chống quân Minh (Trung Quốc). Giản Định đế lệnh cho Đặng Tất tiến quân ra bắc. Đặng Tất huy động quân 5 lộ từ Thanh Hoá đến Thuận Hoá, tiến ra Trường Yên (Nam Định). Dân đi theo rất đông. Ông tuyển thêm được nhiều binh lính, chia đường đánh đồn Bình Than, cửa Hàm Tử, chặn đường qua lại ở Tam Giang và đánh phá ngoại vi Đông Quan. Minh Thành Tổ sai Mộc Thạnh, Lưu Tuấn mang 4 vạn quân sang tiếp viện. Thạnh họp với Lữ Nghị ở Đông Quan, tập trung ở bến Bô Cô (Nam Định). Ngày 30 tháng 12 năm 1408, dưới sự chỉ huy của Giản Định đế và Đặng Tất, quân Hậu Trần đánh bại quân Minh một trận oanh liệt. Nhân lúc nước thuỷ triều lên cao, gió lớn, quân Hậu Trần đóng cọc ở sông và đắp luỹ hai bên bờ chống cự với hai cánh quân thuỷ bộ của địch từ giờ tỵ đến giờ thân, giết chết thượng thư bộ binh Lưu Tuấn, đô đốc Lữ Nghị, tham chính ty bố Giao Chỉ là Lưu Dục, đô chỉ huy sứ Liễu Tông và 10 vạn quân Minh. Mộc Thạnh dẫn tàn quân chạy vào thành Cổ Lộng (Nam Định)
******************
Đinh Tiên Hoàng Đinh Bộ
Lĩnh được biết tới tài năng quân sự khi còn nhỏ tuổi đã bày trò cỡi trâu đánh
trận. Tranh vẽ theo lối fantasy art với ý tưởng đưa hình ảnh cỡi trâu và cờ lau
gắn bó với Đinh Bộ Lĩnh. Tranh cũng muốn đưa ý niệm thần thánh hóa những anh
hùng lịch sử Việt nam, không chịu thua kém Trung Hoa. Ông là vị vua sáng
lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch
sử Việt Nam .
Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở
thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc.
Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ
quân chủ tập quyền ở Việt Nam . Đinh Bộ Lĩnh mở
nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế:
Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết
độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau hai
vua nhà Tiền Lý xưng đế giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ
ngoại xâm, 400 năm sau người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới
đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc
lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý - Trần và buộc các điển lễ, sách
phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở
về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như
một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến
trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam , vì thế mà ông còn được gọi là
người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.
******************
Đinh Công Tráng và Phạm
Bành cùng nghĩa quân tại căn cứ Ba Đình được bao bọc bởi lũy tre dày. Lá cờ của
triều Nguyễn và phong trào hưởng ứng hịch Cần Vương. Tháng 7 năm 1885,
sau khi kinh thành Huế thất thủ, tướng Tôn Thất Thuyết đưa
vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) ban dụ Cần
Vương kêu gọi toàn dân kháng chiến. Hưởng ứng, tháng 2 năm 1886.
Đinh Công Tráng cùng với các đồng đội của mình đã chọn vùng đất
thuộc ba làng là: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mỹ Khê (vì mỗi làng có một ngôi đình,
từ làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia, nên gọi là căn cứ Ba Đình;
nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm căn cứ kháng
chiến lâu dài.Từ đây, nghĩa quân có thể tỏa đi các nơi, kiểm soát các tuyến
giao thông quang trọng trong vùng, tổ chức phục kích các đoàn xe vận tải của
đối phương đi lại trên con đường Bắc-Nam...Chính vì vậy, mà quân Pháp rất quyết
tâm đánh dẹp.Theo giúp Đinh Công Tráng có nhiều cộng sự,
trong đó có Phạm Bành là người tài giỏi và đắc lực, đã
cùng ông chỉ huy lực lượng nghĩa quân đánh bại hai đợt tấn công quy mô lớn
của Pháp ngày 18 tháng 12 năm 1886 và ngày 6
tháng 1 năm 1887.
******************
Vua Gia Long Nguyễn Ánh –
Thống nhất đất nước sau bao năm dài gian khổ chiến tranh, nội chiến. Tranh vẽ
theo di ảnh của ông. Dùng bối cảnh kinh thành Huế vì ông lập kinh đô tại Huế
(giảm thanh thế của Thăng Long) và ảnh bản đồ đất nước vào triều đại của ông.
Hai chữ Việt Nam
tên đất nước cũng từ triều của ông mà có tới nay. Triều đại của ông được
đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn
nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung
Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của
triều Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho
giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở
đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng
các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ
đốc. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh
ở Đông Dương, cùng Xiêm La (Thái Lan) phân chia ảnh hưởng đối
với Chân Lạp. Mặc dù ông đã cầu Viện Xiêm (Thái Lan), Pháp để chống Tây
Sơn và bị lịch sử Đánh giá là "rước voi về giày mả tổ"
và "cõng rắn cắn gà nhà". Tuy nhiên, ngày nay các nhà sử học Việt Nam
đã có cách nhìn khác về việc nhờ cậy Xiêm của Nguyễn Ánh, đơn cử như
ý kiến của sử gia Phan Huy Lê như sau: "Trước đây có quan điểm
cực đoan gọi đây là hành động "cõng rắn cắn gà nhà", là "bán
nước". Đúng là không thể biện hộ cho hành động "không sáng" này,
cũng có thể coi là một tì vết trong sự nghiệp của Nguyễn Ánh, nhưng
phải nhìn nhận công bằng. Trong những cuộc đấu tranh bên trong quyết liệt, việc
nhờ đến ngoại viện là chuyện thường xảy ra trong lịch sử. Nhưng điều quan trọng
nhất là người cầu ngoại viện phải giữ được độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa
lại lợi ích cho đất nước, còn nếu cầu ngoại viện mà bất lực để mất nước thì có
tội lớn." Ngay sau khi thắng hoàn
toàn Tây Sơn, chiếm cả Bắc Hà, Gia Long liền cho thượng thư Binh bộ là Lê
Quang Định đi sứ sang Trung Quốc để cầu phong và xin đổi quốc hiệu là Nam
Việt. Vua Thanh là Gia Khánh chấp nhận, nhưng đổi Nam
Việt thành Việt
Nam để tránh lầm
với nước Nam Việt của nhà Triệu. Tên nước Việt Nam có từ thời kỳ đó và từ sự sắc phong của Trung Quốc. =_=
******************
Hồ Quý Ly và con Hồ Nguyên
Trừng. Thời đại nhà Hồ được biết đến bởi Những cải cách mới và nhất là sự phát
minh súng thần cơ (hỏa pháo cải tiến) và thuyền cổ lâu (thuyền chiến lớn có hai
tầng). Công cuộc cải cách của nhà Hồ thực hiện chỉ được trong thời
gian quá ngắn ngủi. Cũng như nhiều cuộc cải cách khác trong lịch sử, cuộc cải
cách của Hồ Quý Ly vấp phải sự phản đối trong nước. Hồ Quý Ly là một vua có nhiều
năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong các tác phẩm của ông, có những
bài thơ sáng tác dùng vào việc cai trị và đối ngoại. Khi còn là một đại quan
nhà Trần, trong hoàn cảnh nhà Trần đã suy yếu cực độ, đất nước nghiêng ngả,
nhân dân cực khổ, Hồ Quý Ly đã cương quyết đề cao công tác giám
sát, chống thói xu thời không dám can gián cái sai của nhà vua khiến quốc pháp
bị xem thường. Khi thấy nhà vua bất tài vô dụng, ông cương quyết phế bỏ, lập
nên nhà Hồ thay thế nhà Trần.
******************
Hoàng Diệu trong trận tử
chiến giữ thành Hà Nội. Di ảnh của ông được dùng trong tranh. Bộ y giáp của
triều Nguyễn còn lưu lại tại viện bảo tàng. Cảnh Pháp đánh thành Hà Nội phỏng
theo tranh vẽ của sách sử của Pháp. Năm 1873, sau khi chiếm được Nam
Bộ, Pháp chuẩn bị tiến ra Bắc Bộ. Vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu làm
Tổng đốc Hà Ninh. Ngay khi tới Hà Nội, Hoàng Diệu đã chú tâm tới việc
xây dựng thành lũy chuẩn bị lực lượng để chống Pháp. Từ năm 1880 đến 1882,
ông đã hai ba lần dâng sớ xin triều đình chi viện để củng cố phòng tuyến chống
giặc tại Hà Nội, nhưng không nhận được hồi âm từ Huế. Đầu năm 1882,
lấy cớ Việt Nam không tôn trọng hiệp ước năm 1873 mà lại đi giao thiệp với Trung
Hoa, dung túng quân Cờ Đen (một nhánh quân của Thái Bình Thiên
Quốc) ngăn trở việc giao thông trên sông Hồng của người Pháp, Đại tá Henri
Rivière của Hải quân Pháp cho tàu chiến cùng hơn 400 quân đóng
trại tại Đồn Thủy (trên bờ bắc sông Hồng, cách thành Hà Nội 5 km) nhằm uy hiếp
Hà Nội. Hoàng Diệu đã hạ lệnh giới nghiêm tại Hà Nội và bố cáo
các tỉnh xung quanh sẵn sàng tác chiến, đồng thời yêu cầu viện binh từ triều
đình Huế. Tuy nhiên phái chủ bại của triều đình Huế đã thuyết phục vua Tự Đức
chấp nhận mất miền Bắc để giữ an toàn cho ngai vàng. Vua Tự Đức đã hạ chiếu quở
tráchHoàng Diệu đã đem binh dọa giặc và chế ngự sai đường. Nhưng Hoàng Diệu đã
quyết tâm sống chết với thành Hà Nội. Các quan xung quanh ông Hoàng Diệu
lúc bấy giờ có Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng, Đề đốc Lê Văn Trinh, Bố chánh
Phan Văn Tuyển, Án sát Tôn Thất Bá và Lãnh binh Lê Trực đã cùng nhau uống rượu
hòa máu tỏ quyết tâm sống chết với Hà thành.
******************
Hùm Thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám. Dùng di ảnh thật của ông đưa vào tranh. Năm 16 tuổi, Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Đại Trận (1870-1875). Khi Pháp chiếm Bắc Ninh (tháng 3 năm 1884) thì Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Quang Loan, lãnh binh Bắc Ninh. Năm 1885, ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Lạng Giang (1882-1888). Sau khi Cai Kinh chết, ông đứng dưới cờ của nghĩa quân Lương Văn Nắm (tức Đề Nắm) và trở thành một tướng lĩnh có tài.Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại và Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế. Đề Thám tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào nông dân chống Pháp với biệt danh "Hùm xám Yên Thế". Trong gần 30 năm lãnh đạo đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là các trận ở thung lũng Hố Chuối (tháng 12 năm 1890) và Đồng Hom (tháng 2 năm 1892). Trong ba năm (1893-1895) quân Pháp đã tập trung lực lượng để đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Pháp không từ một thủ đoạn nào, từ phủ dụ đến bao vây tàn sát. Tay sai của Pháp là Lê Hoan cầm đầu đoàn quân, một mặt dụ hàng, mặt khác ra sức triệt hạ các xóm làng nơi nghĩa quân Yên Thế hoạt động. Hoàng Hoa Thám bằng chiến thuật du kích tài tình đã tránh được mũi nhọn của quân Pháp và đã gây cho họ những tổn thất nặng nề. Nghĩa quân Yên Thế đã trừng trị những người phản bội như Đề Sặt.Ngày 29 tháng 1 năm 1909, Thống sứ Bắc kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và lính khố xanh, 400 lính dõng là một lực lượng lớn nhất từ trước tới lúc đó do đại tá Batay và đại thần Lê Hoan chỉ huy tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế.Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế, đến Thái Nguyên, Tam Đảo, nhưng con ông là Cả Trọng bị tử thương và con gái út là Trương Thị Thế bị bắt. Lực lượng nghĩa quân giảm sút dần và tới cuối 1909 bị tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong núi rừng Yên Thế cùng hai thủ hạ tâm phúc.
******************
Hội Nghị Diên Hồng: Tranh thể hiện tinh thần quật khởi, bất khuất và yêu độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.Hội nghị Diên Hồng là hội nghị năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2. Hội nghị này được tổ chức trước thềm điện Diên Hồng vào tháng chạp năm Giáp Thân 1284. Hội nghị Diên Hồng không bàn đến chiến lược, chiến thuật quân sự mà chỉ bàn: nên đánh hay nên hoà. Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam . Các phụ lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền đến người dân.
******************
Tiếp nối truyền thống anh
hùng. Tranh thể hiện tráng sĩ Sát Thát trao lại thanh giươm bảo quốc trừ gian
cho thế hệ trẻ ngày nay. 2 chữ Sát Thát là chữ có nghĩa là "giết người Mông
Cổ" thát có nghĩa là Thát Đát, tức người Mông Cổ. Ngày 26 tháng 10 năm 1284
khi vó ngựa quân Mông Cổ giẫm lên đất Đại Việt tiến về bến
Vạn Kiếp, chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc kẻ thù mạnh đến như vậy. Phía bắc,
Trần Bình Trọng thảm bại trước kỵ binh của Ô Mã Nhi, bị bắt sống, tuyến phòng
ngự Thăng Long tan vỡ. Phía nam, thủy quân của Toa Đô chiếm Nghệ An lập thế gọng kềm,
vua Trần phải bỏ kinh sư chạy về phủ Thiên Trường. Định mệnh của dân tộc đã có
thể chấm dứt ở cuối thế kỷ 13. Nhưng chưa bao giờ trong những ngày nguy
khốn cùng cực này, quyết tâm giữ đất của dân tộc cao đến vậy; tất cả nam nữ
cùng thích lên tay hai chữ "Sát Thát". "Sát Thát" đã được xâm
lên da thịt của người Việt, để thấm vào máu Việt, để di truyền cho con cháu đời
sau. Di truyền hào khí lẫm liệt của cả một dân tộc quyết không chịu nhục mà hôm
nay, chúng ta, hãy còn tìm thấy trên trang sử cũ: "Thà làm quỷ nước Nam , còn hơn
làm vương đất Bắc"
******************
Công
chúa Huyền Trân. Một cuộc hôn nhân đổi lấy bờ cõi từ Chiêm Thành cho Đại Việt.
Cảnh vẽ công chúa Huyền Trân tại Chiêm Thành chuẩn bị cho hôn lễ, lòng buồn
hướng về quê hương. Huyền Trân là một công chúa đời nhà Trần, là con gái của vua Trần
Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho
vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân (tiếng Phạn:
Jaya Sinhavarman III) để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải
Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay).Năm 1306,
Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông
đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Huyền Trân về
Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Một năm sau đó, khi
hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm
1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Thế tử Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang.
Theo tục nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang.
Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách
cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa
xuống thuyền, đưa Huyền Trân về Đại Việt bằng đường biển.
Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm. Tháng 8 năm Mậu Thân (1308), Huyền Trân về
đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu
gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm (1309),
dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa thọ Bồ
tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng. Cuối năm Tân
Hợi (1311), Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, bấy giờ đã qui y đến
làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định), lập am dưới chân núi Hổ
để tu hành. Sau đó, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Nộm Sơn hay còn gọi
là Quảng Nghiêm Tự. Bà mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh
Thìn (1340). Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là "Thần
Mẫu" và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn. Ngày bà mất sau này hàng năm trở
thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế. Các
triều đại sau đều sắc phong bà là thần hộ quốc. Vua triều Nguyễn ban
chiếu đền ơn công chúa "trong việc giữ nước giúp dân, có
nhiều linh ứng", nâng bậc tăng là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần"
******************
Khúc
Thừa Dụ và Khúc Hạo được xem có công trong việc cải cách hành chính và đặt cơ
sở cho nền độc lập sau này. Y phục vẽ theo tượng của hai vị tại đền thờ.Cuối
thế kỷ 9 đầu thế kỷ 10 ở Trung Quốc, nhà Đường suy yếu rơi vào tay quyền thần Chu Ôn, các
thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau, tạo ra thế chia cắt 5 đời 10 nước (Ngũ
đại Thập quốc). Ở An Nam (lúc đó nhà Đường đổi gọi là Tĩnh Hải
quân), Tiết độ sứ Chu Toàn Dục đã rất độc ác mất lòng người, bị gọi
là "Ngục Thượng thư" (thượng thư ác). Sau đó Độc Cô Tổn thay Chu Toàn
Dục, ông lại không cùng phe với Chu Ôn nên chỉ vài tháng lại bị Chu Ôn dời tiếp
ra đảo Hải Nam và giết chết. An Nam do đó không có người của nhà
Đường cử đến cai quản. Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu
Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống
Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ.Quê hương Khúc Thừa Dụ nay
được cho là làng Cúc Bồ xã Kiến Quốc huyện Ninh Giang tỉnh Hải
Dương. Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông
đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường,
nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý.
Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà
Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7 tháng 2 năm 906,
vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước
"Đồng bình chương sự". Sau đó, KhúcThừa Dụ tự lấy
quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải
hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ
kế vị quyền Tiết độ sứ. Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất.
Con ông là Khúc Hạo lên kế vị. Dù ông không xưng vương xưng đế,
nhưng đời sau nhớ ơn và gọi ông là KhúcTiên chủ.
Lê Chân – Một trong những
nữ anh thư lừng danh nước Việt. Bà là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có
tài thơ phú. Bà được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa và bà rất giỏi
thủy chiến. Tranh vẽ theo lối fantasy một trận thủy chiến của bà. Tương truyền
bà quê làng An Biên (tên cổ là làng Vẻn), huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn,
trấn Hải Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy An, huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh). Theo thần tích đền Nghè, cha Lê Chân là Lê Đạo và mẹ là
Trần Thị Châu. Bà là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú
nên tiếng đồn đến tai thái thú nhà Hán là Tô Định. Tô Định toan
lấy bà làm thiếp nhưng bị cha mẹ bà cự tuyệt, theo truyền thuyết, chính vì thế
họ đã bị sát hại. Lê Chân phải bỏ quê theo đường sông xuôi xuống phía
Nam, đến vùng An Dương, cửa sông Cấm, thấy địa hình, đất đai thuận
lợi bà dừng lại lập trại khai phá. Cùng với thân quyến và người làng mà bà cho
đón ra, Lê Chân phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và đánh
bắt thủy hải sản tạo nên một vùng đất trù phú. Nhớ cội nguồn, bà đặt tên vùng
này là An Biên trang. Cùng với phát triển sản xuất, bà chiêu mộ trai tráng để
luyện binh và được sự ủng hộ của nhân dân quanh vùng. Binh sỹ của Lê Chânđược huấn luyện chu
đáo và có sở trường về thủy trận. Năm 40, khi Hai Bà Trưng dấy binh,
bà đem theo binh lính gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Trong các
trận đánh, bà thường được cử làm nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều chiến
công. Sau khi thu phục 65 thành, Tô Định phải lui về nước, bà được
Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa, giữ chức chưởng quản binh quyền nội bộ, đứng ra
tổ chức, luyện tập quân sĩ, tăng gia sản xuất. Năm 43, Mã Viện lại
đưa quân sang xâm lược, quân Hai Bà Trưng chống cự không nổi, hai Bà
trầm mình xuống Hát Giang tự vẫn. Lê Chân cũng mất năm đó và cái chết của bà
tuy có nhiều giả thuyết nhưng vẫn là bí ẩn của lịch sử.
Lê
Đại Hành Lê Hoàn – Vẽ theo lối fantasy art. Ông từng trông giữ thập đạo quân
(thập đạo tướng quân) dưới thời vua Đinh. Cho nên tranh vẽ với bối cảnh đoàn
hùng binh. Phía trên có rồng hiện ra tượng trương cho sự trỗi dậy của một Đại
Cồ Việt. Các cờ hiệu lấy từ các linh vật được tạo ra trong khu đền thờ thời
tiền Lê và tiền Lý. Cha mẹ qua đời sớm, Lê Hoàn được một vị quan là Lê Đột
nhận về nuôi. Lớn lên ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và đã lập
được nhiều chiến công, Đinh Bộ Lĩnh giao cho ông chỉ huy 2.000 binh
sĩ. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xong loạn 12 sứ quân,
thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Lê Hoàn có công lao trong
cuộc đánh dẹp và được giao chức vụ Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo
quân), Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả
nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa
Lư. Lúc đó ông mới 27 tuổi.Tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên
Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Vệ vương Đinh Toàn mới
6 tuổi lên ngôi vua. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính, tự do ra vào
cung cấm. Các đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn
Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cùng tướng Phạm Hạp nổi dậy
chống lại Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn nhanh chóng đánh dẹp, ba
người đều bị giết. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng
vua Chiêm Thành với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa
Lư nhưng bị bão dìm chết.Thấy triều đình Hoa Lư rối
ren, nhà Tống bên Trung Quốc có ý định cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ
Việt. Vua Tống nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa triều Đinh bắt phải quy phụ
đầu hàng: "...Nếu quy phục thì ta tha cho, bằng trái lệnh thì ta quyết
đánh..." Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng
Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn
lên ngôi lấy tôn hiệu là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng
Hiếu Hoàng đế, niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ
Việt, đóng đô tại Hoa Lư. Lê Đại Hành cử Phạm Cự
Lạng (Lượng), em của Phạm Hạp làm đại tướng quân. Về các biến cố chính trị liên quan đến cái chết của Đinh Tiên Hoàng và Đinh
Liễn, có các nhà nghiên cứu, như Hoàng Đạo Thúy, đặt giả thiết không phải
Đỗ Thích mà chính Lê Hoàn, cấu kết với Dương Vân Nga, đã ám sát Đinh
Tiên Hoàng và con trưởng để chiếm ngôi.
Việc Lê Đại Hành lấy Dương thái hậu nhà Đinh, các sử
gia phong kiến rất nặng lời chê trách. Khi
đưa ra nhận định trên, có thể các sử gia không chú ý vào thế kỷ 10 đời
Đinh, Tiền Lê đạo Nho chưa có ảnh hưởng gì sâu vào dân
Việt. Sau này, đến nửa đời Trần vẫn còn như vậy. Dân chúng đã lập đền
thờ các vua Đinh Lê trên nền tảng cung điện Hoa Lư mà
không quên bà Dương hậu, xưa còn tự hợp hai vua tô tượng hai vua ngồi chung một
toà với Dương hậu ở giữa. Nhưng đến đầu đời Lê Thái Tổ cho là
trái đạo mà bỏ đi! Tuy vậy các nho gia phê bình cũng không ai trách bà mà chỉ
trách Lê Hoàn bởi cho rằng bậc quân tử "danh chính thì ngôn
mới thuận". Còn như Dương hậu âu cũng chỉ là đàn bà, có trách cũng bất kể.
Lê Lai dũng cảm mặc áo bào của Lê Lợi đột phá
vòng vây của quân Minh. Lê Lai tính tình cương trực, dung mạo khác thường,
có chí khí. Ngay trước khởi nghĩa Lam Sơn ông đã theo hầu Lê Lợi có nhiều
công lao. Năm 1416, ông cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh
khác tham gia Hội thề Lũng Nhai, thề sống chết có nhau, nguyện chung sức
đánh đuổi quân Minh (Trung Quốc) xâm lược. Khi Lê Lợi dựng cờ
khởi nghĩa, ông là tướng luôn ở bên cạnh, xông pha nhiều trận hiểm nguy. Bấy
giờ quân Lam Sơn ít lính, thiếu lương, thường bị quân Minh đánh bại. Theo sách Đại
Việt thông sử, cuối tháng 4 năm 1418, Lê Lợi bị thua trận ở Mường
Một, chạy thoát về Trịnh Cao, quân Minh đuổi theo vây chặt các lối hiểm yếu.
Trong tình thế nguy cấp, Lê Lợi họp các tướng lại hỏi: “Có ai dám bắt
chước Kỷ Tín đời Hán không? . Các tướng
đều ngồi yên không ai dám thưa. Lê Lai đứng dậy nói: “Tôi xin
đi. Sau này lấy được nước thì xin nghĩ đến công lao của tôi, khiến cho con cháu
muôn đời được nhờ ơn nước, đó là nguyện vọng của tôi”. Lê Lợi rất thương
cảm. Lê Lai nói:”Bây giờ đang nguy khốn, nếu ngồi giữ mảnh đất
nguy hiểm, vua tôi cùng bị diệt, sợ sẽ vô ích. Nếu theo kế này, may ra có thể
thoát được. Kẻ trung thần chết vì nước nào có tiếc gì?”. Lê Lợi vái trời
khấn rằng: “Lê Lai có công đổi áo, sau này tôi và con cháu tôi và con
cháu các tướng tá công thần, nếu không nhớ đến công lao ấy, thì xin cho cung
điện biến thành rừng núi, ấn triện biến thành cục đồng, gươm thần biến thành
dao cùn”. Lê Lai vâng mệnh mang 2 voi và 500 quân kéo ra trại quân
Minh khiêu chiến. Quân Minh đổ ra đánh. Lê Lai thúc ngựa xông
thẳng vào giữa trận hô to:”Ta là chúa Lam Sơn đây!”. Quân Minh ngỡ là Lê Lợi
nên xúm lại đánh kịch liệt. Lê Lai xung trận giết giặc rồi kiệt
sức, bị quân Minh bắt và đem hành hình. Lê Lợi nhân lúc việc vây hãm của
địch lơi lỏng, cùng các tướng chạy ra đường khác, trốn thoát. Cảm động lòng
trung nghĩa của ông, Lê Lợi sai người ngầm tìm được thi hài ông,
mang về an táng ở Lam Sơn.
Vua
Lê Thái Tổ Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Tranh vẽ
theo lối fantasy art. Có thần Kim Qui dâng Thuận Thiên Kiếm. (Trên mai rùa có
ký hiệu của Ngũ Hành Âm Dương: gợi ý về các khám phá hiện nay cho thấy thuyết
này cũng có phần bắt nguồn từ Việt nam). Trong tranh có các chiếc lá với dòng
chữ “Lê Lợi Vi Quân, Nguyễn Trãi Vi Thần” theo kế sách của Nguyễn Trãi. Mùa
xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng như Nguyễn
Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu
Nhân Chú,... tất cả 50 tướng văn và tướng võ (trong đó có 19 người đã từng kết
nghĩa anh em nguyện cùng chí hướng với nhau ở hội thề Lũng Nhai, năm
1416), chính thức phất cờ khởi nghĩa (khởi nghĩa Lam Sơn). Đồng thời ông
tự xưng là Bình Định Vương và kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh đuổi
quân xâm lược Minh cứu nước. Sau khi chiến thắng, Lê Lợi đứng tên
Trần Cảo là người đang làm vua trên danh nghĩa, sai sứ dâng biểu cho nhà
Minh xin được phong. Vua Minh Tuyên Tông biết Lê Lợi không
có ý tôn Cảo nhưng vì bị thua mãi nên đồng ý phong cho Trần Cảo làm An Nam quốc
vương. Tháng chạp, Vương Thông rút quân về nước. Các tướng muốn giết họ để trả
thù tội ác đối với người Việt trong suốt thời gian Việt Nam dưới ách đô hộ của
triều Minh, Lê Lợi không đồng tình vì muốn giữ hòa khí hai nước,
cấp thuyền và ngựa cho quân Minh về. Lê Lợi sai Nguyễn Trãi thảo
bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh quân
Minh. Đây là áng văn chương nổi tiếng, rất có giá trị đời Lê, được coi là
bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài thơ Nam quốc sơn hà.
Lê Văn Duyệt – người có
công mở mang đất đai nông nghiệp vùng miền nam. Ông là người điều hành việc đào
kênh Vĩnh Tế. Tả quân Lê Văn Duyệt là một công thần trụ cột của nhà
Nguyễn. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng, trong đó có lần nhận mệnh tôn vua
mới, và hai lần làm Tổng trấn Gia Định Thành. Tuy nhiên, sau khi ông mất,
nhân vụ người con nuôi của ông là Lê Văn Khôi khởi binh
chống Nguyễn, ông bị truy tội. Năm Tân Sửu (1841) vua Thiệu
Trị lên ngôi, ban lệnh tha tội các thân thuộc của Lê Văn Duyệt .
Tháng 2 (âm lịch) năm đầu Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ
Xuân Cẩn dâng sớ xin lục dụng những con cháu của Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt và
Lê Chất. Lời tâu làm vua cảm động, bèn cho con cháu ông Thành làm Chánh
đội. Tuy nhiên, mãi đến năm tháng 4 (âm lịch) năm 1868, nhà vua
mới chính thức ban lệnh truy phục chức hàm cho Lê Văn Duyệt (là Chưởng
tả quân Đại tướng quân), đồng thời cho thờ trong miếu Trung hưng công thần ở
Huế. Không chỉ có tài quân sự, Lê Văn Duyệt còn là một nhà
chính trị. Làm Tổng trấn Gia Định Thành hai lần (lần 1: 1812-1816,
lần 2: 1820 -1832), ông đã thực hiện chính sách trị an tốt, và có
công lớn trong việc giữ gìn an ninh cho xứ sở. Ông cho đắp đường, đào kênh,
củng cố thành lũy, lập hai cơ quan từ thiện là "Anh hài" và Giáo
dưỡng...Đồng thời ông cũng có cách ứng xử khéo léo, rộng rãi đối với những
người phương Tây đến buôn bán ở Sài Gòn. Bấy giờ, nhiều người
kính phục, gọi ông là "Ông Lớn Thượng", hay “ Đức Thượng Công”... Một
vài nước lân cận cũng tỏ ra kiêng nể ông
Lý Nam Đế Lý Bí và Triệu Quang Phục. Y
giáp được phỏng theo các tranh vẽ thường thấy của họa sĩ Việt nam. Từ nhỏ, Lý Bí
đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí 5 tuổi
thì cha mất; 7 tuổi thì mẹ qua đời. Ông đến ở với chú ruột. Một hôm, có một vị Pháp
tổ thiền sư đi ngang qua, trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú
liền xin Lý Bí đem về chùa nuôi dạy. Sau hơn 10 năm rèn
sách chuyên cần, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu. Nhờ có tài
văn võ kiêm toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương. Lý Bí
có tài, được Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ở Đức
châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay).Thứ sử Giao Châu là
Vũ Lâm hầu Tiêu Tư hà khắc tàn bạo nên mất lòng người. Do bất bình
với các quan lại đô hộ tàn ác, Lý Bí bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi
mã chống lại chính quyền đô hộ. Được nhiều người hưởng ứng, lực lượng của Lý Bí
lớn mạnh. Tù trưởng ở Chu Diên (Hải Dương) là TriệuTúc cùng con là Triệu Quang Phục phục tài
đức của ông nên đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Tinh Thiều, một người
giỏi từ chương, từng đến kinh đô nhà Lương xin được chọn làm quan, nhưng chỉ
cho chức "gác cổng thành", nên bỏ về Giao Châu theo Lý Bí.
Ngoài ra trong lực lượng của Lý Bí còn có một võ tướng là Phạm
Tu đã ngoài 60 tuổi. Thần phả còn ghi nhận thêm các tướng theo giúp Lý Bí
là Trịnh Đô, Lý Công Tuấn. Lý Bí liên kết với các châu lân
cận cùng chống lại Tiêu Tư. Cuối năm 541, Lý Bí chính thức khởi binh
chống nhà Lương, khí thế rất mạnh. Theo sách Lương thư của Trung
Quốc, Tiêu Tư liệu thế không chống nổi quânLý Bí, phải sai người mang của
cải đến đút lót cho Lý Bí để được tha chạy thoát về Quảng châu. Quân
của Lý Bí đánh chiếm lấy thành Long Biên.Tuy Tiêu Tư đã bỏ chạy nhưng Lý Bí
mới kiểm soát được vùng Bắc Bộ Việt Nam hiện nay, các châu phía nam vẫn
trong tay nhà Lương. Tháng 4 năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử Việt châu là
Trần Hầu, thứ sử La châu là Ninh Cự, thứ sử An châu là Úy Trí, thứ sử Ái châu
là Nguyễn Hán cũng hợp binh đánh Lý Bí. Nhưng Lý Bí đã chủ động
ra quân đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía nam, làm chủ toàn
bộ Giao châu tức là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, cộng thêm
quận Hợp Phố thuộc Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay
Vua Lý Thái Tổ dời kinh đô và đặt tên là Thăng
Long. Tranh vẽ theo lối fantasy art với một số đặc trưng của Thăng Long. Lý Thái Tổ thấy
đất Hoa Lư, cố đô của Đại Cồ Việt chật hẹp không có
thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn định dời đô về thành Đại La (hay
La Thành), ngày nay là Hà Nội. Quyết định rời bỏ hẳn một kinh đô từ
vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng bằng có thể cho thấy bản lĩnh và tầm nhìn
của vị hoàng đế khai sáng ra triều Lý và thủ đô Hà Nội của Việt Nam . Trong Chiếu
dời đô (Thiên đô chiếu), Lý Thái Tổ khẳng định làm thế
không phải theo ý riêng như các cựu triều Đinh và Tiền Lê, mà để mưu
việc lớn, thấy thuận tiện thì thay đổi. Cũng trong Chiếu dời đô, ông còn viết
Thăng Long là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương,
đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Bề tôi đều nói: "Bệ hạ vì
thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho
dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo". Vua
cả mừng. Tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) thì khởi sự dời đô. Khi
ra đến La Thành, ông lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi
tên Đại La thành sang Thăng Long thành, và cải Hoa Lư làm Trường
An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ. Khi Lý Thái Tổ vừa qua đời,
việc tế táng lại chưa hoàn tất, thì ba hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương
và Đông Chinh Vương cùng quân sĩ vây hãm thành, nhằm mục đích cướp ngôi Thái Tử. Được sự giúp
đỡ của Lê Phụng Hiểu, Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, tức là vua Lý Thái Tông -
vị vua thứ hai của nhà Lý.
Lý Thường Kiệt và bài thơ
Nam Quốc Sơn Hà bằng tiếng Hán – Hình Lý Thường Kiệt được phỏng theo các pho
tượng Hộ Pháp Thần tại chùa cổ Việt Nam . Ví ông cũng như các vị anh
hùng Việt nam là những vị thần thánh giáng trần bảo vệ non sông. Gia đình ông
nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. . Năm 1075, Vương
An Thạch cầm quyền chính nhà Tống, tâu với vua Tống là Đại Việt bị
Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế
chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy
binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không
được mua bán với Đại Việt. Vua Lý biết tin, sai ông và Tôn Đản đem
hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân bộ gồm 60.000 người do các tướng Tôn Đản, Thân
Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An chỉ huy, tổng chỉ huy là Tôn Đản.
Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô
Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình,
Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các
trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống
không người". Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến
đi đường biển từ châu Vĩnh An (Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm; Tông
Đản vây châu Ung. Ngày 30 tháng 12 năm 1075, quân Nam tiến chiếm
thành Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân mà không phải giao chiến một trận
nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076, Liêm Châu cũng thất thủ.Quân
Tống có kỵ binh mở đường tiến công quyết liệt, có lúc đã chọc thủng chiến tuyến
quân Nam tràn qua sông Như Nguyệt, nhưng quân Nam đều kịp thời phản kích, đẩy
lùi quân Tống. Lý Thường Kiệt còn dùng chiến tranh tâm lý để khích lệ
tinh thần quân Nam chiến đấu. "Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài
thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ, táng đảm, không đánh đã tan".
Nam quốc sơn hà là bài thơ chưa rõ nguồn gốc tác tác giả mà nhiều tài liệu
dân gian cho là của ông đang đêm sai người tâm phúc đọc vang trong đền thờ
Trương Hống, Trương Hát (thuộc địa phận sông Như Nguyệt, khúc sông Cầu, huyện
Yên Phong, lộ Bắc Ninh, nay là huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Bài thơ như một
bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên trong lịch sử dân tộc để cổ vũ tinh
thần chiến đấu của quân Đại Việt chống lại quân Tống lần thứ 2.
Nguyên bản tiếng Hán:
南國山河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
|
Bản phiên âm Hán-Việt:
Tiệt nhiên định
phận tại thiên thư.
Như hà nghịch
lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành
khan thủ bại hư.
|
Dịch thơ:
Sông núi
nước Nam
Sông núi nước
Rành rành định
phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc
sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị
đánh tơi bời.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét